Chân kính là gì? Chất liệu gì làm nên chân kính?
Như chúng ta nhìn thấy trên 1 chiếc đồng hồ, Chân kính đồng hồ hay còn gọi là Jewel, là một bộ phận màu hồng đỏ bóng bẩy trong suốt có hầu hết trong các bộ máy của đồng hồ bất kể là máy cơ hay hay pin.
Thời gian gần đây, cuộc tranh cãi này cũng dần kết thúc và chân kính trên đồng hồ thật sự rất cần thiết, đặc biệt là đồng hồ cơ tự động, nó có tính năng phức tạp hơn.
Tính trung bình thì số lượng chân kính cần thiết và tối thiểu trên đồng hồ lên dây cót thường là 17, trên đồng hồ tự động là 21 và nên có trên đồng hồ pin là 4.
VỀ CÔNG DỤNG
Hầu hết chúng ta đều nghĩ rằng chân kính được dùng để trang trí cho bộ máy hoặc tăng giá trị của đồng hồ lên. Mặc dù đây có thể đúng nhưng công dụng này không quan trọng bằng hai công dụng tăng độ bền và độ chính xác.
- Thứ 1, làm giảm đi sự ma sát giữa các chuyển động để tăng độ chính xác (ở mức độ vừa phải.
- Thứ 2, Hệ quả của giảm đi ma sát chính là tăng tuổi thọ của các bộ phận bị lực tác động giúp đồng hồ bền hơn (rất đáng kể.
- Thứ 3, Chống sốc để tăng độ bền cho các chân kính khác (ở mức độ vừa phải)
- Thứ 4, Trang trí cho bộ máy của đồng hồ (rất đáng kể)
- Thứ 5, Tăng giá trị cho đồng hồ (không đáng kể đến rất đáng kể tùy theo vật liệu làm chân kính)
VÌ SAO được GỌI LÀ CHÂN KÍNH, Jewel?
Jewel được dùng để nhắc đến nguồn gốc vật liệu đồng thời để chỉ chân kính đồng hồ là một bộ phận tuyệt vời và có giá trị, trang trí và tăng đẳng cấp của đồng hồ. Còn Chân kính lại có xuất phát từ Trung Quốc, có nghĩa là chân bằng kính, trong đó chân là chân/giá đỡ trong khi kính để ám chỉ sự trong suốt. Từ ngữ này đã du nhập vào Việt Nam trong thời kỳ chúng ta vẫn thường dùng từ Hán-Việt lấy từ phiên âm tiếng nước ngoài của Trung Quốc.
CHẤT LIỆU LÀM CHÂN KÍNH LÀ GÌ?
Chân kính được làm từ kim cương, đá quý, đá Sapphire, ngọc thạch lựu, ruby, thạch anh, … chúng đều là những vật liệu có độ mài mòn thấp, độ cứng cao, trơn trượt khi tiếp xúc lẫn nhau và tiếp xúc với các bộ phận kim loại trong máy đồng hồ của các thương hiệu có uy tín.